Minh Thịnh
Tháng tết, khi nhu cầu chi tiêu và mua sắm trở nên tấp nập và nhộn nhịp hơn bao giờ hết, thì các chủ đề thảo luận của người dùng về giao dịch và dịch vụ của ngân hàng cũng trở nên sôi nổi trên các trang báo, diễn đàn và mạng xã hội. Nhìn chung, bao trùm ngành ngân hàng vào tháng Tết là một “bức tranh màu xám”. Tổng số lượng thảo luận “ghét” trên tất cả các nguồn gấp 15 lần so với tổng số lượng thảo luận “yêu”. Đỉnh điểm “ghét” của khách hàng vào trước ngày nghỉ tết 4/2/2016.
*Bài viết được phân tích dựa trên nguồn dữ liệu được thu thập bởi công cụ MONITAZ Social Listening. Dữ liệu từ 15/01/2016 đến 15/02/2016 với 25,485 thảo luận về ngành ngân hàng nói riêng trên các trang mạng xã hội (facebook), báo mạng, báo in, và truyền hình. Tổng lượng lan tỏa trên mạng xã là 2,458,484 (buzzes). Thảo luận ở đây bao gồm cả thảo luận tích cực, tiêu cực và trung tính.
ACB LÀ NGÂN HÀNG ĐƯỢC “YÊU” NHẤT TRONG THÁNG TẾT
13% ý kiến khách hàng thể hiện niềm yêu thích và tin tưởng vào sự “vững mạnh” của thương hiệu ACB. Theo sau là BIDV, TPbank, Vietcombank và Vietcapital. Khách hàng bày tỏ lòng tin thương hiệu “trường tồn” và “vững mạnh”, các sản phẩm “giao dịch tiện lợi” và “hài lòng khi sử dụng sản phẩm”, các hoạt động từ thiện “cảm động và ý nghĩa” của ngân hàng trong tháng tết.
Đồ thị 2: Top 10 ngân hàng được khách hàng “yêu” thích nhất chia theo chủ đề thảo luận
Chú ý: % tỉ lệ ngân hàng được “Yêu” thích nhất được tính trong tổng thảo luận “Yêu” của ngân hàng.
KHÁCH HÀNG “GHÉT” GÌ?
Các cuộc thảo luận “Ghét” diễn ra sôi nổi trên các kênh mạng xã hội (facebook), báo in, báo mạng và truyền hình với tổng lượng thảo luận tiêu cực là 965 thảo luận. “ATM nghỉ tết sớm” , tham nhũng của lãnh đạo ngân hàng, hoang mang và bức xúc về hoạt động tín dụng, “chán” dịch vụ chăm sóc khách hàng, lỗi chuyển tiền online và quan ngại “tiền giả” là những vấn đề khách hàng phàn nàn nhiều nhất nhiều nhất trong tháng tết.
Đồ thị 3: Chủ đề về thảo luận “ghét” của khách hàng về ngân hàng
Đồ thị 4: Xu hướng thảo luận “ATM nghỉ tết sớm” trên mạng xã hội (Facebook)
NGUỒN CỦA CÁC THẢO LUẬN “YÊU” VÀ “GHÉT” CỦA KHÁCH HÀNG
Đồ thị 5: Tỉ lệ % các nguồn thảo luận “yêu” và “ghét” của người dùng
Tổng các thảo luận “Yêu” và “Ghét” của khách hàng trong ngành ngân hàng trong Tháng Tết là 1,030 thảo luận chia theo các nguồn mạng xã hội (facebook), báo mạng, báo giấy và truyền hình (tivi). Theo đó, mạng xã hội (facebook) có phần trăm thảo luận lớn nhất, chiếm 57% trên tổng số lượng thảo luận.
Mạng xã hội (Facebook) và Báo mạng
Mạng xã hội là kênh có nhiều tương tác nhất giữa khách hàng và ngân hàng. Theo đó cách thảo luận “Yêu” và “Ghét” của khách hàng diễn ra chủ yếu trên chính các fanpage của ngân hàng, và một số trang báo mạng và diễn đàn lớn như CafeF, Webtretho, Zing.vn, Korea Music, Vneconomy và BizLIVE. Theo kênh báo mạng, Cafef.vn, Bizlive.vn và Doisongphapluat.com là 3 tờ báo điện tử có số lượng tin bài tiêu cực nhiều nhất.
Đồ thị 6: Nguồn thảo luận tích cực và tiêu cực chia theo mạng xã hội và báo mạng
Báo giấy và Truyền hình (Tivi)
Báo Lao Động, Báo Tuổi Trẻ, Báo Tiền Phong, Báo Đầu Tư, Báo Sài gòn giải phóng đứng trong top đầu các báo có nhiều tin “ghét” về ngân hàng. Trên truyền hình, các kênh VTV4, VTV1 và HTV9 là 3 kênh đưa tin về chủ đề “Yêu” và “Ghét” của khách hàng với ngân hàng, theo đó 87% đưa tin về ATM không nghỉ tết.
Đồ thị 7: Nguồn thảo luận tiêu cực chia theo báo giấy và truyền hình
KHÁCH HÀNG THAM GIA THẢO LUẬN “YÊU” HAY “GHÉT”
Giới tính
Phân tích khách hàng tham gia thảo luận dựa trên hồ sơ (profile) của họ trên facebook, có 52% tham gia thảo luận là Nam giới, 41% là tỷ lệ Nữ giới, 7% là khách hàng không chia sẻ profile của mình. Như vậy, tỉ lệ nam giới tham gia thảo luận nhiều hơn so với nữ giới về “Yêu” và “Ghét” ngân hàng trong Tháng Tết.
Tình trạng hôn nhân
Căn cứ vào profile được khai báo trên facebook, 37% khách hàng còn độc thân, 14% đã kết hôn, 1% ly hôn và 48% không khai báo tình trạng hôn nhân.
Nơi sinh sống
Khách hàng tham gia thảo luận “Yêu” và “Ghét” về ngân hàng vào tháng Tết chủ yếu sống ở hai thành phố lớn ở Hồ Chí Minh (27%) và Hà Nội (26%), đây là 2 thành phố lớn tập trung dân cư và doanh nghiệp nhiều nhất của cả nước. Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Hải Dương, Cần Thơ, Bình Dương, Quảng Ninh là khu vực có nhiều khu công nghiệp phát triển, tập trung nhiều doanh nghiệp và lực lượng lao động có các khách hàng tham gia thảo luận trong tháng Tết này.
Đồ thị 8: Profile khách hàng thảo luận theo giới tính, tình trạng hôn nhân và khu vực sinh sống
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Thứ nhất, Thương hiệu cần xây dựng công cụ quản lý tin tích cực và tiêu cực ở trên tất cả các nguồn nội bộ và nguồn ngoài, đặc biệt là những nguồn ngoài khó kiểm soát như fanpage facebook & nhóm, báo mạng, báo giấy, diễn đàn và truyền hình. Có những nguồn ngoài sở hữu hàng triệu “followers” người theo dõi và độ lan tỏa nhanh, nếu thương hiệu không có công cụ cảnh báo kịp thời tin tiêu cực trên những nguồn ngoài này thì tin tiêu cực sẽ lan rộng, ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu và dẫn tới cuộc khủng hoảng truyền thông. Việc quản lý tin tích cực ở nguồn ngoài sẽ giúp cho thương hiệu nắm bắt được ý kiến của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ, điển hình trong việc phát triển sản phẩm mới ra thị trường. Những thông tin đóng góp của khách hàng là ý tưởng quý báu giúp thương hiệu cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Thứ hai, các thông tin tiêu cực khởi đầu cho một khủng hoảng truyền thông của 1 thương hiệu cũng dễ xuất hiện các chủ đề phàn nàn của khách hàng tới các thương hiệu khác theo nội dung tin tiêu cực đó. Vì vậy, các thương hiệu khác cần có hành động để tách mình ra khỏi các thông tin tiêu cực đó.
Thứ ba, Khi xảy ra khủng hoảng truyền thông, Thương hiệu cần thành thật lên tiếng nhận lỗi khi lỗi là từ phía thương hiệu. Đồng thời, thương hiệu phải cam kết các giải pháp khắc phục, đưa ra phương thức giao tiếp hai chiều, luôn tích cực lắng nghe và làm theo những điều dư luận gợi ý.
Trao đổi và phản hồi về bài viết, xin vui lòng liên hệ Minh Thịnh, Market Research Executive, P: 0904 950760, E: thinhdm@monitaz.com
Để được tư vấn thêm về dịch vụ hay sử dụng Trial miễn phí sản phẩm Monitaz Social Listening, vui lòng liên hệ: Đức Hùng, Communication Manager, P: 0934.655.309, E: support@monitaz.com
Monitaz System (www.monitaz.com) là công cụ theo dõi đa phương tiện trên mạng xã hội, báo mạng, forum, blog, báo giấy, truyền hình, được ứng dụng phát triển trên nền tảng Website, có thể tự động phân tích cảm xúc với hỗ trợ ngôn ngữ Tiếng Việt, theo dõi và phân tích thông tin trên mạng xã hội với thời gian hiện thực nhất.
Minh Thịnh 30/10/2016 15:09:16
POKÉMON GO - Game thực tế ảo đầu tiên, dễ chơi và hình ảnh nhân vật gắn liền với tuổi thơ là lí do tạo nên sức hút không thể cưỡng lại.
http://monitaz.com
Công ty cổ phần TV cộng
VPGD Miền Bắc: TẦNG 10, TÒA NHÀ VIỆT Á, SỐ 1B ĐƯỜNG DUY TÂN, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI.
ĐIỆN THOẠI: (84.4) 379 56363 - Fax: (84.4)379 56633
VPGD Miền Nam: TẦNG 4, TÒA NHÀ MINH TINH , SỐ 115 – 115A VÕ VĂN TẦN, P.6, Q.3, TP.HCM
ĐIỆN THOẠI: (84.8) 39 333 247 - Fax: (84.8)-3933 3276
Bình luận: